XK tôm sẽ phục hồi?

Xét trên nhiều yếu tố, nhiều khả năng đơn hàng cho tôm Việt Nam sẽ tăng lên trong thời gian tới, giúp cho XK tôm nước ta có thể phục hồi trở lại.

xuất khẩu tôm
Chế biến tôm XK

XK tôm gặp khó khăn lớn trong những tháng đầu năm nay là nguyên nhân chính khiến cho giá trị XK thủy sản giảm mạnh. Những điều chỉnh về tỷ giá, sự trở lại của nhu cầu thị trường được kỳ vọng sẽ giúp XK tôm phục hồi trở lại trong những tháng tới.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho XK tôm gặp khó khăn lớn trong những tháng đầu năm. Trước hết, là việc giá tôm giảm mạnh trên thị trường thế giới. Nguồn cung tôm trên thế giới trong năm nay đã tăng lên đáng kể do nhiều nước XK chủ lực như Thái Lan… đã cải thiện được tình trạng hội chứng tôm chết sớm EMS.

Sản lượng tôm toàn cầu tăng cũng có nguyên nhân quan trọng từ việc giá tôm ở mức cao trong mấy năm qua đã kích thích người nuôi tôm ở nhiều nước mạnh dạn đầu tư vào nuôi tôm.

Vì vậy, theo nhận định của một số doanh nhân ngành tôm, trong năm nay, sự gia tăng về sản lượng tôm toàn cầu cao hơn nhiều so với sự gia tăng về nhu cầu. Trong khi đó, nhu cầu NK tôm của nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, EU… lại giảm mạnh vì đồng tiền ở những nơi này bị mất giá mạnh so với đồng USD. Ngay cả thị trường Mỹ cũng giảm nhu cầu NK tôm bởi lượng tôm tồn kho từ năm ngoái đến giờ vẫn còn khá nhiều.

Những yếu tố trên đã khiến cho giá tôm trên thị trường thế giới những tháng qua giảm mạnh so với năm 2014. Không những thế, tôm Việt Nam lại đang thất thế về giá so với tôm Ấn Độ. Năm ngoái giá tôm Ấn Độ và tôm Việt Nam khi XK vào Mỹ có mức giá chênh lệch không đáng kể.

Nhưng sang năm nay, do sản lượng dồi dào và nhất là đồng rupee được Chính phủ Ấn Độ cho thả nổi tỷ giá tới vài chục phần trăm nhằm thúc đẩy XK, nên giá tôm XK của nước này đã được điều chỉnh xuống khá nhiều mà vẫn giúp nhà XK có lời, khiến cho có những thời điểm, giá tôm XK của Việt Nam sang Mỹ cao hơn tôm cùng loại của Ấn Độ tới 2 USD/kg.

Đây là mức chênh lệch khá lớn, đủ để các nhà NK sẵn sàng chuyển các đơn hàng từ Việt Nam sang Ấn Độ. Ngoài Ấn Độ, một số nước SX và XK tôm lớn khác như Indonesia, Bangladesh… cũng thả nổi tỷ giá đồng nội tệ để thúc đẩy XK, khiến cho tôm Việt Nam cạnh tranh rất khó khăn trên thị trường thế giới.

Và chính những yếu tố bất lợi ấy đã khiến cho XK tôm Việt Nam sang những thị trường lớn giảm mạnh trong quý 1 vừa qua: XK tôm sang Mỹ chỉ đạt 116,3 triệu USD, chưa bằng 1 nửa so với quý 1/2014 (263,3 triệu USD); XK tôm sang Nhật Bản đạt 103,7 triệu USD (giảm 27,6% so quý 1/2014)…

Tuy nhiên, từ ngày 7/5, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng tiền Việt Nam và đồng đô la Mỹ, từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD, đã có những tác dụng tích cực đối với XK nông sản, nhất là XK thủy sản mà nổi bật là mặt hàng tôm.

Thông tin từ VASEP cho thấy, sau ngày 7/5, đơn đặt hàng đối với tôm Việt Nam đã tăng lên so với trước đó. Nhờ vậy, trong những ngày qua, giá tôm thẻ chân trắng ở một số kích cỡ đã bắt đầu tăng nhẹ trở lại.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau cho biết, trong tuần qua, giá tôm thẻ loại 100 con/kg đã tăng từ 78.000 đ/kg lên 80.000 đ/kg, tôm thẻ loại 90 con/kg tăng 1.000 đ/kg…

Bên cạnh đó, nhu cầu NK tôm ở nhiều thị trường quan trọng được cho là sẽ phục hồi trở lại trong tháng 5 và tháng 6, khi mà lượng tôm dự trữ từ năm ngoái đã cạn. Mặt khác, trong khi Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh về giá ở mặt hàng tôm thẻ, thì ở mặt hàng tôm sú vẫn có nhiều lợi thế lớn.

Bởi hiện nay, riêng về con tôm sú, Việt Nam vẫn đang là nước đứng đầu thế giới về SX tôm sú cỡ lớn với nguồn cung ổn định và khả năng chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT). Chính nhờ tôm sú cỡ lớn và sản phẩm GTGT mà dù XK tôm sang Nhật Bản năm nay gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn giữ được vị thế là nước XK tôm lớn nhất vào nước này.

Sự gia tăng mạnh số lượng các DN được chứng nhận có trách nhiệm với môi trường và xã hội cũng là một lợi thế không nhỏ cho ngành tôm Việt Nam. Theo VASEP, tới thời điểm này, Việt Nam đã có 67 DN được cấp chứng nhận BAP của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu, trong đó có 12 DN được chứng nhận cao nhất là BAP 4 sao.

So với các nước XK tôm lớn khác, Việt Nam đang dẫn đầu về số DN có BAP 4 sao, bởi Ấn Độ mới có 2 DN đạt BAP 4 sao, Thái Lan 7 DN, Trung Quốc 2 DN. Còn Indonesia, Ecuador và Bangladesh chưa có DN nào. Còn tính số DN đạt BAP nói chung, Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ (73 DN) và Thái Lan (68 DN), và vượt xa so với các nước XK lớn còn lại (Indonesia 32 DN, Trung Quốc 26 DN, Bangladesh 7 DN, Ecuador 6 DN).

Với những yếu tố như trên, nhiều khả năng đơn hàng cho tôm Việt Nam sẽ tăng lên trong thời gian tới, giúp cho XK tôm nước ta có thể phục hồi trở lại.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), hiện có tới 90% DN XK thủy sản chọn USD là đồng tiền thanh toán cho các đơn hàng trong giao dịch thương mại quốc tế. Vì vậy, khi tỷ giá được nới lỏng, hoạt động XK sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho DN so với trước đây.

Nông Nghiệp Việt Nam, 28/05/2015
Đăng ngày 28/05/2015
Sơn Trang
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 22:58 21/05/2024

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 22:58 21/05/2024

Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 86.475,3 tấn

Theo đó, sản lượng thủy sản tháng 4/2024 ước đạt 25.998,1 tấn, tăng 2,6% (+648 tấn) so với cùng kỳ. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng ước đạt 86.475,3 tấn, tăng 3,3% (+2.774,7 tấn).

Tàu cá
• 22:58 21/05/2024

Lợi ích và tác dụng của tường chắn bờ cho ao nuôi cua

Nuôi cua là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL đặc biệt là Cà Mau. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, việc xây dựng tường chắn bờ cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Tường chắn bờ không chỉ giúp bảo vệ ao nuôi mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như duy trì mực nước ổn định, ngăn chặn kẻ thù tự nhiên, và kiểm soát môi trường sống cho cua.

Ao nuôi cua
• 22:58 21/05/2024

Phèn ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể phớt lờ. Tuy không có mặt tự nhiên trong nước, nhưng sự tích tụ của phèn từ các nguồn khác nhau đã và đang gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho quá trình nuôi tôm như giai đoạn lột xác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:58 21/05/2024